Đặc điểm của hệ điều hành Windows là gì? Có bao nhiêu bản Windows?

Đặc điểm của hệ điều hành Windows là gì, thế mạnh của Windows so với các hệ điều hành khác ra sao… là những điều mà nhiều người dùng quan tâm. Có thể nói hiện nay, Windows vẫn giữ vững ngôi vị top 1 về số lượng thiết bị cài đặt trên toàn cầu. Trong bài viết này, hãy cùng Kiến Thức Phần Mềm tìm hiểu Windows là gì và một số những ưu, nhược điểm của hệ điều hành này nhé.

Tổng quan về hệ điều hành Windows

Windows là gì?

Windows, hay gọi đầy đủ là Microsoft Windows là tên gọi của một họ hệ điều hành do hãng Microsoft phát triển và phân phối đến người dùng toàn cầu. Hệ điều hành này ứng dụng giao diện người dùng đồ họa và được chia thành các dòng khác nhau, trong đó mỗi dòng Windows lại được thiết kế để đáp ứng những nhu cầu đa dạng của ngành công nghiệp máy tính.

Tổng quan về hệ điều hành WindowsTổng quan về hệ điều hành Windows
Windows là hệ điều hành được phát triển bởi Microsoft

Tại sao Microsoft lại lấy tên Windows để đặt cho hệ điều hành?

Microsoft công bố phiên bản Windows 1.0 đầu tiên vào năm 1985, với tên mã nội bộ được đặt là Interface Manager. Từ đó đến nay Windows đã có sự thay đổi vượt bậc với rất nhiều phiên bản nâng cấp khác nhau được ra đời. Đồng thời, số lượng người dùng Windows trên thế giới cũng ngày càng lớn và hiện hệ điều hành này đang chiếm lĩnh phần lớn thị trường.

Tên gọi của hệ điều hành này cũng xuất phát từ chính đặc điểm của Windows. Cụ thể, toàn bộ các nội dung của Windows đều được hiển thị trên màn hình dưới dạng các cửa sổ (window).

Giao diện hệ điều hành Windows

Ở giai đoạn sơ khai, Windows có giao diện vô cùng đơn giản. Nó chủ yếu sử dụng các dòng lệnh đơn thuần để tương tác với người dùng. Tuy nhiên càng về sau thì các phiên bản Windows càng được cải thiện về giao diện.

Đặc điểm của hệ điều hành Windows qua từng phiên bản nâng cấp

Dưới đây là lịch sử những lần thay đổi giao diện và tính năng của Windows qua từng phiên bản nâng cấp khác nhau:

Hệ điều hành DOS

Hệ điều hành DOS được Microsoft trình làng vào năm 1981 do Paul Allen và Bill Gates phát triển. DOS được dùng cho các máy tính cá nhân IBM. Nó có giao diện được thể hiện toàn bộ bằng văn bản và tích hợp các lệnh người dùng đơn giản.

Windows 1.0

Windows 1.0 sử dụng giao diện người dùng của MS-DOS và đã được tích hợp đầy đủ các cửa sổ ứng dụng quen thuộc hiện nay như Paint, máy tính, đồng hồ, Notepad, bộ lịch biểu, Windows Write… Đặc biệt ở phiên bản 1.0 lần này Microsoft đã tích hợp cho Windows 2 tiện ích quan trọng là MS-DOS Executive và Control Panel – nền tảng phát triển trình quản lý file Windows Explorer hiện tại.

Đặc điểm của hệ điều hành Windows qua từng phiên bản nâng cấpĐặc điểm của hệ điều hành Windows qua từng phiên bản nâng cấp
Windows 1.0 sử dụng giao diện người dùng của MS-DOS

Windows 2.0

Ngoài các tiện ích của Windows 1.0 thì Windows 2.0 còn được Microsoft bổ sung thêm các ứng dụng Excel và Word.

Windows 3.0

Windows 3.0 có giao diện thu hút hơn với các nút 3D. Màu sắc desktop có thể được tùy chỉnh, tích hợp File Manager để quản lý file và Program Manager giúp quản lý, khởi chạy các chương trình. Ngoài ra còn có chế độ Protected/Enhanced giúp các ứng dụng gốc của Windows có thể sử dụng bộ nhớ. Windows 3.0 cũng hỗ trợ các tính  năng đa phương tiện, các font chữ mới và phần mềm bên thứ ba.

Windows 3.1

Năm 1992, Microsoft cho ra mắt Windows 3.1. Phiên bản này đã được khắc phục một số lỗi còn tồn tại trên bản 3.0, không những vậy còn được hỗ trợ font chữ TrueType, các thao tác kéo – thả và bộ screensaver giúp bảo vệ màn hình.

Đặc điểm của hệ điều hành Windows qua từng phiên bản nâng cấpĐặc điểm của hệ điều hành Windows qua từng phiên bản nâng cấp
Một số đặc điểm của hệ điều hành Windows 3.1

Windows For Workgroup

Cũng trong năm 1992, phiên bản Windows For Workgroup đã ra đời. Đây là phiên bản cho phép kết nối mạng ngang hàng, được bổ sung thêm các giao thức TCP/IP và một số driver cần thiết. WFW đã tạo ra một cuộc cách mạng trong môi trường làm việc tại doanh nghiệp.

Windows NT

Windows NT (NT tức là “New Technology”) hướng tới đối tượng người dùng doanh nghiệp. Đây là hệ điều hành chuẩn 32-bit phục vụ nhu cầu của các tổ chức, công ty có kết nối mạng. Windows NT sở hữu giao diện mới với nút Start menu, trình khám phá thanh tác vụ…

Windows 95

Windows 95 đánh dấu lần đầu tiên hệ điều hành Windows được tích hợp menu Start và nút Start. Ngoài ra phiên bản này còn có thêm thanh tác vụ (Taskbar), tính năng click chuột phải vào đối tượng để thực hiện một số thao tác, shortcut trên desktop… và đặc biệt là Internet Explorer 1.0 – trình duyệt web nổi tiếng của Microsoft.

Windows 95Windows 95
Windows 95 là phiên bản Windows đầu tiên được tích hợp Start Menu

Windows 98

Windows 98 đã ghi nhận những bước tiến đáng kể. Cụ thể phiên bản này đã giới thiệu nhiều công cụ dựa trên Internet, hỗ trợ tệp FAT 32 và USB, chia sẻ kết nối mạng…

Windows Me

So với Windows 98, Windows Me đã được nâng cấp các tính năng đa phương tiện và kết nối Internet. Ngoài ra nó cũng được bổ sung tính năng khôi phục hệ thống System Restore và Windows Movie Maker. Tuy nhiên phiên bản này không được đánh giá cao bởi dễ xảy ra tình trạng treo máy.

Windows 2000

Windows 2000 là phiên bản dựa trên Windows NT Workstation 4.0, hỗ trợ các tính năng mới như Hibernation, System Restore, Windows Image Acquisition… Ngoài ra nó còn sở hữu giao diện mới thu hút hơn dựa trên Windows 95 và 98.

Windows 2000Windows 2000
Các đặc điểm của hệ điều hành Windows 2000 là sự kết hợp giữa Windows 95 và 98

Windows XP

Windows XP có giao diện người dùng được nâng cấp đáng kể với các menu, biểu tượng và thông số mới để người dùng có thể quản lý các tác vụ hệ thống dễ dàng hơn.

Windows Vista

Windows Vista ra mắt năm 2007 với các tính năng cải tiến từ Windows XP. Phiên bản Windows này sở hữu giao diện Aero 3D bắt mắt, bảo mật được cải thiện tuy nhiên vận hành khá chậm, không phù hợp với những máy tính cấu hình yếu.

Windows 7

Windows 7 là một trong những phiên bản Windows thành công nhất của Microsoft với giao diện được tái thiết kế. Ngoài ra nó còn sở hữu thanh taskbar và khay hệ thống mới, hỗ trợ cảm ứng đa điểm, tốc độ và hiệu suất được cải thiện đáng kể. Các đặc điểm về hệ điều hành Windows 7 khác có thể kể đến như hỗ trợ tính năng Aero Peek, Gadget lên desktop trực tiếp, quản lý tài khoản User Account Control…

Windows 7Windows 7
Windows 7 là một trong những phiên bản Windows thành công nhất

Windows 8 và Windows 8.1

Với Windows 8 và Windows 8.1, giao diện hệ điều hành đã được cải tiến đáp ứng tốt với hơn các thiết bị hỗ trợ cảm ứng. Ngoài ra những phiên bản này cũng được loại bỏ Start Menu, Desktop linh hoạt hơn, giao diện Modern bắt mắt.

Windows 8 và Windows 8.1Windows 8 và Windows 8.1
Đặc điểm của hệ điều hành Windows 8 đó là bỏ Start Menu, giao diện hiện đại

Windows 10

Windows 10 được giới thiệu vào cuối năm 2015 đã tạo ra bước ngoặt mới. Hệ điều hành này dùng được cho cả thiết bị cảm ứng và không cảm ứng. Giao diện Windows 10 hiện đại với Start Menu tích hợp Windows Title và Settings thay cho Control Panel. Ngoài ra phiên bản này cũng đi kèm kho ứng dụng khổng lồ, hiệu năng được cải thiện đáng kể cùng một loạt tính năng mới như trợ lý ảo Cortana, chế độ máy tính bảng…

Windows 10Windows 10
Windows 10 tạo ra bước ngoặt mới cho hệ điều hành Windows

Windows 11

Ở phiên bản Windows 11, giao diện hệ điều hành đã có sự lột xác hiện đại hơn lấy cảm hứng từ macOS. Windows 11 có khả năng đa nhiệm tốt hơn, hiệu năng và kho ứng dụng cũng được cải tiến, hỗ trợ desktop ảo.

Windows 11Windows 11
Windows 11 có giao diện gọn gàng và hiệu suất cao hơn Windows 10

Phân tích đặc điểm của hệ điều hành Windows

Mặc dù đã trải qua nhiều phiên bản cập nhật tuy nhiên hệ điều hành Windows vẫn có một số ưu và nhược điểm riêng:

Ưu điểm của hệ điều hành Windows

  • Khả năng tương thích cao: Hiện nay Windows vẫn là hệ điều hành có tỷ lệ người dùng cao nhất trên toàn cầu. Chính vì vậy hầu hết các nhà sản xuất phần cứng hoặc phát triển phần mềm đều cố gắng tối ưu hóa các sản phẩm của mình để có độ tương thích cao nhất với hệ điều hành Windows.
  • Dễ sử dụng: Windows ngày càng được cải tiến về tính năng và giao diện theo hướng đơn giản hóa tối đa. Vì vậy người dùng sẽ không tốn nhiều thời gian làm quen và sử dụng thành thạo hệ điều hành này.
  • Tính năng bảo mật được nâng cấp thường xuyên: Microsoft cũng liên tục cải tiến và tung ra các gói nâng cấp, cập nhật Windows miễn phí cho người dùng. Điều này nhằm giúp tăng cường sự ổn định của hệ thống cũng như tối đa hóa khả năng bảo mật thiết bị.
  • Kho ứng dụng phong phú: Như đã nói ở trên, hiện nay Windows vẫn là hệ điều hành có lượng người dùng lớn nhất toàn cầu. Chính vì lý do này mà các nhà phát triển phần mềm, ứng dụng luôn ưu tiên tạo ra các phẩm dành cho Windows để tiếp cận với nhiều người dùng nhất có thể. Kho ứng dụng Microsoft Store là nơi bạn có thể tìm thấy rất nhiều ứng dụng bên thứ ba hữu ích phục vụ giải trí, công việc.
  • Hỗ trợ tối đa cho các thiết bị cảm ứng: Từ Windows 8, Microsoft đã cho thấy những cải tiến rõ rệt trong việc tối ưu hóa hệ điều hành để đáp ứng tốt hơn các thiết bị hỗ trợ cảm ứng.

Nhược điểm của hệ điều hành Windows

Do thu hút nhiều người dùng nên các máy tính Windows cũng là mục tiêu hàng đầu mà hacker, tin tặc nhắm đến. Rất nhiều các mã độc, phần mềm gián điệp, virus… được tạo ra để tấn công các thiết bị cài đặt Windows.

Như vậy thông qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm về một số đặc điểm của hệ điều hành Windows rồi. Có thể thấy việc sử dụng Windows mang lại nhiều lợi ích nhưng vẫn có mặt hạn chế, đặc biệt là tình trạng rò rỉ dữ liệu cá nhân do bị tin tặc tấn công. Vì vậy người dùng cần hết sức cảnh giác và chủ động áp dụng các biện pháp bảo mật cho thiết bị của mình.

Ban biên tập: Kiến Thức Phần Mềm

Trả lời