Marketing là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc biệt trong thời đại công nghệ số 4.0 thì những hoạt động marketing càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vậy hoạt động marketing là gì? Những hoạt động này đóng vai trò như thế nào trong quá trình phát triển của doanh nghiệp?
Tổng quan về marketing
Hoạt động marketing là gì?
Marketing là gì? Marketing là những hoạt động thu hút khách hàng hoặc các khách hàng tiềm năng. Nhờ marketing mà các doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi tiếp cận với người tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Các hoạt động của marketing bao gồm nghiên cứu, tiếp thị, bán và phân phối các loại sản phẩm, dịch vụ. Hiện nay, marketing có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến các doanh nghiệp. Những hoạt động này đã giúp nhiều công ty, doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
Phân loại marketing
- Marketing truyền thống: Mục tiêu của những hoạt động này giúp rút ngắn thời gian đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Lấy sản phẩm làm trung tâm trong các hoạt động.
- Marketing hiện đại: Giúp làm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của người dùng trong quá trình mua bán sản phẩm. Lấy khách hàng và thị trường làm trung tâm cho các hoạt động marketing.
Các hình thức marketing phổ biến
Marketing chính là yếu tố quan trọng hàng đầu trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để các hoạt động chiến lược marketing trở nên hiệu quả, doanh nghiệp cần phải trải qua quá trình nghiên cứu xác định thị trường và phương thức tiếp thị phù hợp. Hiện nay, có 6 hình thức Marketing phổ biến bao gồm qua mạng xã hội, tối ưu hóa SEO, báo giấy, blog, video và công cụ tìm kiếm trên Google.
Marketing qua mạng xã hội
Mạng xã hội ngày nay là nơi tập trung của các tệp khách hàng và khách hàng tiềm năng. Do đó, các doanh nghiệp đã tận dụng các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, Linkedin, Twitter,… để tiếp cận và gây ấn tượng với khách hàng. Nó sẽ giúp chiến lược marketing trở nên hiệu quả nhanh chóng.
Marketing qua blog
Blog là nơi đăng tải các bài viết dưới dạng chia sẻ. Trước đây, người dùng blog thường là các cá nhân sử dụng để chia sẻ tâm tư, tình cảm riêng tư của mình. Tuy nhiên, hiện nay blog đã được thương mại hóa, các doanh nghiệp tận dụng để marketing về các sản phẩm, dịch vụ.
Doanh nghiệp thường tận dụng blog để chia sẻ các kinh nghiệm, cách sử dụng hay cách lựa chọn sản phẩm,… giống như một người bạn của khách hàng. Mục đích của marketing là giúp nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng và cung cấp kiến thức bổ ích đến người dùng Internet.
Marketing bằng cách tối ưu hóa SEO
SEO là hình thức marketing không còn xa lạ gì đối với các doanh nghiệp. Nhờ công việc SEO mà trang web, sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng thông qua các kết quả trên công cụ tìm kiếm. Phương thức này nhằm thu hút người xem, tăng lượng truy cập vào website của doanh nghiệp. Từ đó, giúp tăng độ nhận biết, độ quen thuộc của khách hàng đối với sản phẩm, thương hiệu và tăng doanh thu một cách hiệu quả.
Tiếp thị trên báo giấy
Báo giấy là một phương thức marketing đã được sử dụng từ lâu. Doanh nghiệp có thể tài trợ cho các tờ báo in nổi tiếng để được xuất hiện trên các trang báo. Họ được kiểm duyệt các nội dung và hình ảnh liên quan đến thương hiệu của mình. Tuy nhiên, hình thức tiếp thị này đã giảm hiệu quả hơn so với trước đây do người dùng có thói quen đọc báo giấy ngày càng ít. Đặc biệt, khi bạn kinh doanh các mặt hàng liên quan đến giới trẻ thì nên cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng. Hơn nữa, chi phí bỏ ra để in ấn trên các trang báo cũng không hề thấp.
Marketing qua video
Hình thức marketing này vô cùng hiệu quả và được sử dụng phổ biến hiện nay tại các doanh nghiệp. Trong video có đầy đủ hình ảnh, âm thanh, màu sắc giúp khách hàng dễ hiểu, dễ tiếp cận hơn với sản phẩm của doanh nghiệp.
Marketing bằng “pay-per-click”
Nhiều người nhầm lẫn giữa phương thức marketing này và SEO. Tuy nhiên, phương thức này có điểm khác so với SEO là doanh nghiệp phải trả phí để liên kết trang của họ được hiển thị lên vị trí top. Hình thức này còn có tên gọi khác là “pay-per-click” – quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp.
Mô hình marketing mix 4Ps
Product – Sản phẩm
Sản phẩm ở đây có thể là một ý tưởng, một dịch vụ hay một thực thể vật chất hoặc sự kết hợp của cả ba. Nó thường là sự kết hợp hài hòa giữa các dạng vô hình và hữu hình. Được tạo ra để phục vụ mục đích trao đổi giữa các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
Price – Giá bán
Giá bán là số tiền mà người mua phải chi trả cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Từ đó nó là thước đo để tính số tiền cần thiết để mua được một lượng hàng hóa, dịch vụ nhất định.
Place – Phân phối
Phân phối chính là các hoạt động marketing cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Hoạt động này còn là thước đo để biểu thị mức độ bao phủ thị trường của một sản phẩm nào đó. Hiện nay, phân phối có thể là các cửa hàng vật lý hoặc cũng có thể là các cửa hàng ảo trên mạng.
Promotion – Khuyến mại
Khuyến mại được các doanh nghiệp sử dụng một cách phổ biến. Bởi vì các chiến dịch khuyến mại khuyến khích người dùng mua hàng giá rẻ ở trong một khoảng thời gian nhất định. Nó sẽ được phản ánh qua số lượng dùng thử và cả số lượng mua hàng. Các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh chiến dịch khuyến mại bằng cách quảng bá truyền thông.
Tầm quan trọng của marketing đối với doanh nghiệp
Lợi ích do các hoạt động marketing mang lại
Làm tăng độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp
Marketing sẽ giúp khách hàng biết “Bạn là ai? Bạn mang đến lợi ích gì?”. Các hoạt động này cho phép doanh nghiệp tự giới thiệu về doanh nghiệp, thương hiệu và sản phẩm của mình qua nhiều cách thức khác nhau. Khi doanh nghiệp giới thiệu càng thu hút, càng chi tiết thì khách hàng biết càng rõ và có ấn tượng sâu sắc.
Giúp gia tăng lợi nhuận
Mục tiêu hàng đầu của marketing là giúp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Nó không can thiệp vào quá trình sản xuất sản phẩm nhưng lại mang sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Khi phạm vi tiếp cận người dùng bằng hoặc cao hơn mục tiêu đặt ra thì chiến dịch marketing đã thành công. Số lượng khách hàng tiếp cận càng nhiều đến sản phẩm, dịch vụ thì doanh số sẽ tăng cao. Từ đó sẽ giúp gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Xây dựng và duy trì mối quan hệ đối với khách hàng
Marketing không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận được với tệp khách hàng mới mà nó còn giúp khách hàng mới trở thành lượng khách hàng trung thành. Các hoạt động này sẽ biến khách hàng trở thành người đồng hành của doanh nghiệp trong quá trình phát triển.
Giúp duy trì sự tồn tại và làm tăng sự phát triển của doanh nghiệp
Doanh nghiệp tồn tại khi có khách hàng và lợi nhuận. Nhưng để có hai yếu tố này thì cần phải có một đội ngũ marketing mạnh mẽ. Mọi hoạt động của marketing đều định hướng tập trung vào khách hàng.
Marketing càng hiệu quả thì khách hàng càng hài lòng với doanh nghiệp. Doanh thu nhờ đó cũng tăng nhanh hơn. Do đó, marketing có tác động đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Các chức năng của marketing trong kinh doanh
Bán hàng
Bán hàng chính là hoạt động nằm trong danh sách công việc của Marketers. Hoạt động này được thực hiện trên nhiều phương diện so với khách hàng truyền thống. Thông qua các hoạt động marketing sẽ bán hàng gián tiếp và làm tăng doanh số bán.
Không chỉ thế, những người làm marketing cần nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, định hướng kênh bán hàng phù hợp để thúc đẩy sức mua.
Quản lý sản phẩm
Các Marketer sẽ đảm nhiệm vai trò khảo sát nhu cầu thị trường và thiết kế sản phẩm dịch vụ dựa trên kết quả đó. Từ đó, họ sẽ mang đến những sản phẩm, dịch vụ mang đến giá trị riêng phù hợp với từng phân khúc thị trường. Chính vì thế, các hoạt động marketing này sẽ giúp quản lý các sản phẩm, dịch vụ hiệu quả hơn.
Khuyến mại
Marketing còn là việc thực hiện thông báo về các chương trình giảm giá của doanh nghiệp một cách rộng rãi. Từ đó khuyến khích khách hàng mua sản phẩm trong thời gian ngắn, giúp cải thiện doanh số.
Kiểm soát thông tin tiếp thị
Thu thập dữ liệu có giá trị cũng là một hoạt động của marketing. Sau đó, đội ngũ marketer sẽ chuyển dữ liệu này cho các bộ phận khác để giúp doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng mới, phản hồi tin nhắn khách hàng, giải quyết mối lo cấp bách cho khách hàng.
Định giá sản phẩm
Marketing sẽ giúp mang đến những thông tin thiết yếu cho việc định giá sản phẩm. Thông quá đó mà doanh nghiệp sẽ biết được khách hàng đánh giá thế nào về sản phẩm mình cung cấp. Nó còn cho phép doanh nghiệp nghiên cứu và phân tích rõ đối thủ cạnh tranh để giúp định giá sản phẩm hợp lý hơn.
Quản lý tài chính
Các hoạt động marketing sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo nguồn vốn từ bên thứ 3. Đó có thể là việc giúp doanh nghiệp nhận một khoản vay từ ngân hàng hoặc từ một công ty đầu tư mạo hiểm.
Phân phối
Chức năng này vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân phối sẽ giúp tối ưu hóa quy trình vận chuyển sản phẩm từ lúc sản xuất đến các cửa hàng bán lẻ hoặc đến tận tay người tiêu dùng. Để lựa chọn nơi phân phối thì doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi: Khách hàng tiềm năng là ai? Khách hàng mong muốn điều gì ở doanh nghiệp? Khách hàng có thể mua sản phẩm ở đâu? Từ đó, doanh nghiệp sẽ chọn được nơi phân phối sản phẩm tốt nhất.
Phân biệt giữa marketing với quảng cáo
Marketing là yếu tố quan trọng đối với các hoạt động kinh doanh bán hàng của doanh nghiệp. Những hoạt động của marketing bao gồm nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, hỗ trợ khách hàng, phân phối sản phẩm, phát triển chiến lược bán hàng,…
Còn quảng cáo là một công việc trong các hoạt động marketing. Nó sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng nhanh hơn nhưng đòi hỏi doanh nghiệp phải trả phí.
Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ những thông tin giúp bạn đọc hiểu hoạt động marketing là gì và tầm quan trọng của marketing. Chúc bạn đọc sớm xây dựng được cho công ty của mình chiến lược marketing phù hợp và có hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của mình.
Ban biên tập: Kiến Thức Phần Mềm