Máy tính là gì? Các chức năng cơ bản của máy tính

Máy tính là một cỗ máy thông minh mang đến những lợi ích tuyệt vời cho toàn nhân loại. Thiết bị này là công cụ đắc lực đối với công việc, học tập và giải trí của người dùng. Mặc dù, hiện nay thiết bị này vô cùng phổ biến, ai cũng được thấy qua nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo và các chức năng cơ bản của máy tính. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về máy tính để bạn đọc hiểu rõ.

Thông tin tổng quan về máy tính

Máy tính là gì?

Máy tính hay máy vi tính là một loại thiết bị điện tử có thể thực hiện được các chuỗi phép toán số học hoặc logic một cách tự động thông qua các lập trình máy tính. Máy tính hiện đại sẽ có khả năng thực hiện một tập hợp lệnh, được gọi là chương trình. Do vậy, người dùng có thể thực hiện được nhiều công việc như gửi Email, truy cập trang web, nhập tài liệu, chơi game,…

Máy tính đã trở thành một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Nó có thể phục vụ cho nhu cầu học tập, làm việc và giải trí cho con người.

Máy tính là gì?Máy tính là gì?
Máy tính là gì?

Hai yếu tố quan trọng của máy tính

Hai thành phần không thể thiếu của máy tính chính là phần cứng và phần mềm.

Phần cứng

Phần cứng hay Computer Hardware là các bộ phận vật lý tạo nên máy tính. Đây là những bộ phận mà bạn có thể cầm nắm hay chạm vào. Cụ thể đó chính là mainboard, màn hình, CPU, RAM, bàn phím,… Trong đó:

  • CPU – Bộ xử lý trung tâm

CPU có vai trò là bộ não của chiếc máy tính. Chức năng của CPU là xử lý dữ liệu, điều khiển các thiết bị đầu vào và các thiết bị đầu ra. Bộ phận này sẽ được cắm trực tiếp vào bo mạch. Nó có khả năng giao tiếp với tất cả các bộ phận khác của máy tính. Hiệu suất hoạt động của máy tính sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ và hiệu suất của CPU.

  • Mainboard – Bo mạch chủ

Mainboard sẽ đóng vai trò như là xương sống của máy tính. Nó có khả năng kết nối các linh kiện và thiết bị trên máy tính thành một khối thống nhất.

Bộ xử lý trung tâm và card màn hình của bo mạch chủ sẽ có chứa một chipset tích hợp. Các thiết bị đầu vào sẽ được cắm vào mainboard. Nó chính là nhân tốt giúp máy tính điều khiển được đường đi và tốc độ của dữ liệu. Thành phần này sẽ quyết định được tuổi thọ của máy tính.

  • GPU – Bộ xử lý đồ họa

GPU hay bộ xử lý đồ họa là thành phần được các game thủ vô cùng quan tâm. Hơn nữa, thành phần này cũng vô cùng quan trọng trong công việc thiết kế mô hình 3D, thiết kế nội thất,… Bởi vì, bộ xử lý đồ họa sẽ giúp giải quyết các thành phần liên quan đến hình ảnh, video hiển thị trên màn hình.

  • RAM – Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên

RAM là bộ phần có khả năng tạo không ra một không gian bộ nhớ tạm để máy tính hoạt động. Khi tắt máy thì các dữ liệu trên RAM sẽ mất đi. Bộ phận này sẽ giúp ghi nhớ những nhiệm vụ cần làm để giúp CPU xử lý nhanh hơn. Thường thì tốc độ truy xuất dữ liệu trên RAM sẽ cao hơn ổ cứng, đĩa quang, thẻ nhớ.

Dung lượng của RAM được đo bằng đơn vị Gigabyte (GB). Hiện nay, máy tính sẽ có dung lượng ít nhất là 2 – 4GB RAM, đối với các thiết bị cao cấp có thể lên đến 16GB. RAM được cấu thành từ những water silicon mỏng và được bọc bởi chip gốm.

RAM - Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiênRAM - Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên
Thanh RAM
  • Ổ cứng HDD hoặc SSD

Đây là một thành phần vô cùng quan trọng của máy tính. Ổ cứng là nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu, phần mềm và hệ điều hành của máy tính. Hiện  nay có hai loại ổ cứng là HDD hoặc SSD.

Khác với RAM, ổ cứng có khả năng ghi nhớ toàn bộ dữ liệu, khi tắt máy tính thì dữ liệu cũng mất đi. Khi máy tính khởi động thì các hệ điều hành và ứng dụng được chuyển sang RAM để chạy. Thường thì mỗi ổ cứng sẽ chứa từ 500GB đến hơn 1 Terabyte (1.000GB).

Computer Software – Phần mềm

Phần mềm là một bộ mã lập trình được cài đặt trong ổ cứng của máy tính hoặc mainboard. Phần mềm sẽ có khả năng ra lệnh để máy tính có thể thực hiện được các nhiệm vụ khác.

Các loại máy tính phổ biến hiện nay

Khi nhắc đến máy tính, có lẽ bạn chỉ nghĩ đến máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay. Tuy nhiên, còn có nhiều loại máy tính khác về kích cỡ, tính năng cũng như cách sử dụng.

Máy tính để bàn – Desktop

Máy tính để bàn thường được dùng ở các văn phòng công ty, cơ quan, trường học hoặc nhà riêng. Các bộ phận cấu tạo nên máy tính để bàn là màn hình, bàn phím, chuột và vỏ máy tính. Loại máy tính này được thiết kế để sử dụng cố định tại một vị trí nhất định.

Máy tính để bàn - DesktopMáy tính để bàn - Desktop
Máy tính để bàn – Desktop

Máy tính xách tay – Laptop

Đây là một loại máy tính quen thuộc đối với nhiều người. Khác với máy tính để bàn thì laptop linh động hơn, bạn có thể mang theo và sử dụng ở mọi lúc mọi nơi.

Máy tính bảng – Tablet

Máy tính bảng là một loại máy tính thông minh. Ưu điểm của loại máy tính hiện đại này là nhỏ gọn, tối ưu cho quá trình sử dụng. Khi sử dụng, bạn không cần dùng chuột và bàn phím mà điều khiển qua màn hình cảm ứng giống như điện thoại thông minh.

Máy chủ

Máy chủ chính là hệ thống máy tính cung cấp thông tin cho những máy tính khác qua mạng Internet. Chẳng hạn như khi dùng Internet thì bạn có thể xem được những thông tin lưu trữ trên máy tính. Do đó, nhiều doanh nghiệp sử dụng máy chủ cục bộ để lưu trữ và chia sẻ dữ liệu trong nội bộ.

Máy chủMáy chủ
Máy chủ

Các loại máy tính khác

Ngoài các loại máy tính trên thì còn một số máy tính chuyên dụng mà bạn có thể không nghĩ tới như smartphone, wearables, máy chơi game, tivi,…

Các chức năng cơ bản của máy tính

Máy tính mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời dành cho người dùng. Tuy nhiên, dưới đây là 4 chức năng cơ bản có thể kể đến như:

Xử lý dữ liệu

Máy tính có thể xử lý dữ liệu dưới rất nhiều dạng, phạm vi xử lý dữ liệu cũng rất rộng. Quá trình xử lý thông tin, dữ liệu của máy tính trải qua 4 giai đoạn chính:

  • Tiếp nhận thông tin (Receive input): Đây là quá trình thu thập thông tin từ bên ngoài vào máy tính. Đây là quá trình chuyển đổi các thông tin ở thế giới thực sang dạng thông tin trên máy tính qua thiết bị đầu vào.
  • Xử lý thông tin (process information): Quá trình xử lý thông tin sẽ trải qua sự biến đổi, phân tích, tổng hợp, tra cứu… để có được những thông tin mong muốn.
  • Xuất thông tin (produce output): Các thông tin đã trải qua xử lý sẽ được xuất ra ở thế giới thực.
  • Lưu trữ thông tin (store information): Máy tính sẽ ghi nhớ lại các thông tin đã được ghi xử lý, người dùng có thể đem ra sử dụng trong những lần xử lý về sau.
Xử lý dữ liệuXử lý dữ liệu
Quy trình xử lý dữ liệu

Lưu trữ dữ liệu

Như đã nhắc đến ở trên, máy tính có khả năng lưu trữ dữ liệu ngắn hạn ở trên RAM. Còn nó có thể lưu trữ dữ liệu dài hạn trên ổ cứng HDD hoặc SSD.

Di chuyển dữ liệu

Máy tính còn có khả năng di chuyển dữ liệu trong nội bộ hoặc qua mạng Internet. Khả năng di chuyển dữ liệu được thông qua việc di chuyển dữ liệu giữa các máy tính, thiết bị qua kết nối trực tiếp hay kết nối từ xa.

  • Tiến trình nhập xuất dữ liệu được thực hiện di chuyển dữ liệu trong cự ly ngắn thông qua việc kết nối trực tiếp qua dây cáp.
  • Tiến trình truyền dữ liệu được di chuyển dữ liệu dữ liệu qua máy tính với các thiết bị được kết nối từ xa qua mạng internet
Di chuyển dữ liệuDi chuyển dữ liệu
Di chuyển dữ liệu giữa thiết bị này sang thiết bị khác

Điều khiển

Trong máy tính có nhiệm vụ quản lý các tài nguyên qua sự vận hành của các bộ phận chức năng cho phù hợp với yêu cầu sử dụng. Có 3 loại hoạt động có thể xảy ra trong quá trình điều khiển:

  • Máy tính được xem là một thiết bị di chuyển dữ liệu với nhiệm vụ di chuyển dữ liệu từ bộ phận ngoại vi này sang bộ phận ngoại vi khác.
  • Máy tính được dùng để lưu trữ dữ liệu thông qua việc di chuyển dữ liệu chuyển từ môi trường ngoài vào để lưu trữ trong máy và ngược lại.
  • Máy tính được dùng để xử lý dữ liệu thông qua các việc lưu trữ hoặc kết hợp giữa việc lưu trữ và kết nối với môi trường bên ngoài.

Trên đây là một số thông tin cơ bản để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về máy tính và các chức năng cơ bản của máy tính. Hy vọng đây sẽ là những thông tin thú vị dành cho bạn khi tìm hiểu về cỗ máy thông minh này.

Ban biên tập: Kiến Thức Phần Mềm

Trả lời