Mô hình Client Server là mô hình mạng máy tính có sự phân vùng các nhiệm vụ giữa những nhà cung cấp. Mô hình này được tạo nên bởi 2 yếu tố là Client (máy khách) và Server (máy chủ). Vậy thực chất mô hình Client Server là gì và 2 thành phần Client – Server được liên kết với nhau bằng cách nào? Tất cả sẽ được KTPM giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mô hình Client Server là mô hình gì?
Mô hình client server (mô hình khách chủ) là mô hình mạng máy tính được tạo nên bởi 2 thành phần chính gồm client và server (được dịch ra tiếng Việt là “máy khách” và “máy chủ”). Client sẽ đưa ra các yêu cầu về lưu trữ tài nguyên và dịch vụ cài đặt từ phía server.
Yêu cầu dữ liệu được máy tính client gửi đến server qua kết nối mạng Internet và sẽ được chấp nhận bởi server. Tiếp đó, server sẽ gửi trở lại những gói dữ liệu mà máy client yêu cầu. Như vậy với mô hình này, client không hề chia sẻ bất cứ tài nguyên nào do mình nắm giữ.
Nói cách khác, mô hình client – server là cấu trúc ứng dụng phân tán có chức năng phân vùng các nhiệm vụ (workload) giữa các server (nhà cung cấp dịch vụ hoặc tài nguyên) và client (người yêu cầu dịch vụ). Những ứng dụng của mô hình Client Server phổ biến nhất hiện nay đó là nền tảng Email, World Wide Web…
Mô hình Client server là mô hình hoạt động theo nguyên tắc nào?
Sau khi đã hiểu cơ bản mô hình Client Server là mô hình gì, sau đây hãy cùng nghiên cứu nguyên tắc hoạt động của mô hình này.
Client
Client nghĩa là “khách hàng”, như vậy có thể hiểu đơn giản client là một cá nhân, tổ chức đăng ký sử dụng một dịch vụ nào đó. Khái niệm này cũng được áp dụng tương tự trong lĩnh vực công nghệ. Cụ thể, Client đóng vai trò là máy tính (Host) có thể tiếp nhận dữ liệu hoặc sử dụng dịch vụ nào đó được cung cấp bởi Server (nhà cung cấp dịch vụ)
Server
Server là máy chủ hoặc phương tiện dùng để phục vụ những dịch vụ nào đó. Trong thế giới kỹ thuật số thì Server chính là máy tính từ xa có nhiệm vụ cung cấp dữ liệu/thông tin hoặc quyền truy cập vào những dịch vụ nào đó.
Về bản chất, trong mô hình Client – Server thì Client là đối tượng thực hiện yêu cầu và Server sẽ đáp ứng yêu cầu đó (miễn là nó phải thuộc cơ sở dữ liệu).
Mô hình Client Server có những ưu và nhược điểm gì?
Nhìn chung mô hình Client Server vẫn có một số ưu và nhược điểm nhất định. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Ưu điểm của mô hình Client Server
Tính tập trung
Mô hình mạng client server có ưu điểm nổi bật là được tích hợp sẵn khả năng kiểm soát tập trung. Khi áp dụng mô hình này, toàn bộ những thông tin quan trọng đều được tập trung ở một nơi duy nhất. Nhờ vậy mà quản trị viên sẽ nắm toàn quyền điều hành và quản lý mạng. Khi có bất cứ sự cố nào trong mạng xảy ra thì nó sẽ được xử lý ở một vị trí duy nhất. Đồng thời, mô hình này cũng cho phép cập nhật dữ liệu, tài nguyên mạng một cách thuận tiện.
Tính bảo mật
Nhờ kiến trúc có sự tập trung cao mà mô hình mạng khách chủ cũng có khả năng bảo mật dữ liệu tốt. Với mô hình này, quản trị viên mạng có thể áp dụng nhiều phương pháp kiểm soát truy cập và chỉ cho phép truy cập đối với những người dùng được ủy quyền.
Một trong những cách phổ biến nhất để tăng tính bảo mật cho mạng client – server là sử dụng cơ chế thông tin đăng nhập, ví dụ như Username (Tên người dùng) và Password (Mật khẩu). Trong trường hợp mất dữ liệu thì việc khôi phục các file có thể được thực hiện một cách nhanh chóng từ một bản sao lưu duy nhất.
Khả năng mở rộng
Client server là mô hình mạng cho phép mở rộng rất tốt. Khi nhu cầu người dùng tăng lên thì số lượng tài nguyên như client hay server cũng có thể được điều chỉnh tăng theo. Vì vậy kích thước của Server có thể được tăng lên một cách dễ dàng mà không gây ra hiện tượng gián đoạn quá lớn.
Khả năng truy cập
Bất kỳ máy khách nào cũng có thể đăng nhập vào hệ thống, vì vậy không hề có sự phân biệt giữa các nền tảng hay vị trí khác nhau. Nhờ vậy mà toàn bộ các nhân viên trong một công ty đều có khả năng truy cập vào dữ liệu của công ty mình mà không phải sử dụng một bộ xử lý hoặc terminal mode nào.
Nhược điểm của mô hình Client Server
Tắc nghẽn lưu lượng
Tình trạng tắc nghẽn lưu lượng có thể xảy ra trong mô hình mạng khách – chủ nếu có quá nhiều yêu cầu được tạo ra bởi các client từ cùng một server. Khi đó kết nối sẽ bị chậm lại hay thậm chí là bị crash. Khi server bị quá tải, việc truy cập thông tin của người dùng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Độ bền
Mạng máy tính khách – chủ có tính tập trung cao. Vì vậy trong trường hợp server bị nhiễu hoặc gặp trục trặc sẽ dẫn đến tình trạng gián đoạn của tất cả hệ thống mạng. Khi đó, mô hình mạng này sẽ mất đi độ bền và tính ổn định.
Chi phí
Các mạng client server đòi hỏi khá nhiều chi phí trong việc thiết lập và bảo trì. Do đó nếu phát triển hệ thống mạng rộng lớn thì bạn sẽ phải đầu tư khoản ngân sách lớn, vì vậy không phải ai cũng làm được điều này.
Bảo trì
Một khi đã được triển khai, các server sẽ vận hành liên tục. Khi có bất cứ sự cố nào xảy ra đối với server thì chúng cần được khắc phục nhanh chóng. Vì vậy nếu muốn duy trì server hoạt động thì vai trò của một quản trị viên mạng chuyên biệt là vô cùng quan trọng.
Tài nguyên
Không phải bất kỳ tài nguyên nào xuất hiện trên server cũng có thể được đưa vào sử dụng. Chẳng hạn như bạn không thể thay đổi thông tin trên ổ cứng của client hoặc in trực tiếp tài liệu trên web.
So sánh hai mô hình mạng Client-Server và Peer-To-Peer (P2P)
Giữa mô hình Client Server và Peer-To-Peer có những điểm khác biệt cơ bản như sau:
Nội dung so sánh | Client – Server | Peer – To – Peer |
Phân quyền | Trong mô hình mạng khách – chủ này, giữa client và server có sự phân biệt rõ ràng | Trong mô hình mạng P2P thì client và server không có sự phân biệt với nhau, các máy đều ngang hàng |
Vai trò | Mạng khách chủ chú trong việc chia sẻ thông tin/dữ liệu
Trong mạng khách chủ, server tập trung có nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu Trong mạng khách chủ, server phản hồi lại yêu cầu dịch vụ của client |
Mạng P2P chú trọng việc kết nối
Trong mô hình P2P, mỗi peer chứa dữ liệu của riêng mình Trong mạng P2P, mỗi node đều có khả năng yêu cầu và phản hồi dịch vụ |
Quản trị viên mạng | Cần có người quản trị mạng | Không cần người quản trị mạng |
Phần cứng, phần mềm | Gồm có máy chủ, hệ điều hành và phần cứng | Yêu cầu khá ít phần cứng, có thể không phải sử dụng máy chủ và hệ điều hành |
Chi phí | Chi phí đắt đỏ hơn | Chi phí rẻ |
Tính ổn định | Tính ổn định cao hơn | Không ổn định bằng |
Phạm vi áp dụng | Áp dụng được cho cả mạng nhỏ và mạng lớn | Phù hợp với những mạng nhỏ, bao gồm ít hơn 10 máy tính |
Như vậy là bài viết này đã giúp bạn hiểu được mô hình Client Server là mô hình là gì rồi. Như vậy so với P2P thì mô hình client server có những ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy bạn hãy cân nhắc nhu cầu, ngân sách đầu tư… của mình để lựa chọn mô hình phù hợp nhất.
Ban biên tập: Kiến Thức Phần Mềm